Tượng Phật Thích Ca bằng đá trắng Non Nước được điêu khắc từ đá tự nhiên và nguyên khối bởi các nghệ nhân của Cơ sở Minh Quân trực tiếp tại Làng đá Mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, Tp.Đà Nẵng.
Cơ sở Điêu khắc Tượng Phật Đá Minh Quân là Xưởng điêu khắc và bán các sản phẩm Tượng Phật đá uy tín tại Làng đá Mỹ nghệ Non Nước, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Chúng tôi giao hàng toàn quốc, vì vậy đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn về đặt hàng, thanh toán và vận chuyển
1. Cái tên Tượng Phật Đá Non Nước bắt nguồn từ đâu?
Không phải hiển nhiên mà cái tên Tượng Phật Đá Non Nước nổi tiếng và được nhiều người biết đến vậy. Nhiều người vẫn nghĩ rằng Tượng phật được làm bằng chất liệu là Đá Non Nước. Nhưng không phải vậy, tượng Phật Đá Non Nước chính là nói về những bức tượng phật được điêu khắc dưới bàn tay lành nghệ của các nghệ nhân tại Làng đá có tên là Làng Đá Non Nước Đà Nẵng.
Làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là làng nghề truyền thống có tuổi đời lâu nhất Đà Nẵng. Sống qua hơn 400 năm từ lúc bắt đầu hình thành, làng đá Non Nước ngày một phát triển và vươn tầm ra với Thế giới. Làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn còn là một địa điểm du lịch nức tiếng đối với du khách mỗi khi ghé thăm Đà Nẵng.
Làng đá Non nước nằm trong Danh thắng Ngũ Hành Sơn – nhìn từ hướng đường ven biển Trường Sa. Du khách có thể dễ dàng tìm được Làng nghề tại dưới chân núi Thủy Sơn (danh thắng Ngũ Hành Sơn).
Các sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ của làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn nay đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Không chỉ đẹp về nghệ thuật, mà còn có giá trị to lớn về lịch sử truyền thống nước ta.
2. Tượng Phật bắt nguồn như thế nào?
Từ xưa, hình tượng Đức Phật đã là chủ đề trung tâm của nghệ thuật tạo hình Phật giáo trong phong thủy, người Phật tử luôn cần có hình ảnh Ngài để chiêm ngưỡng, đảnh lễ, cúng dường và noi gương.
Lịch sử Phật giáo ra đời và phát triển mạnh mẽ cho đến bây giờ là đã trải qua hàng ngàn năm xây dựng và gìn giữ, song hành với nó là nghệ thuật tạo ra các nguyên tác tượng Phật với nhiều chất liệu khác nhau đã cho ra đời ra hàng trăm những biểu tượng để sùng tín, tưởng niệm và hành pháp. Ở mỗi quốc gia, việc tạo tác tượng Phật lại mang những đặc điểm riêng phù hợp với văn hóa và thẩm mỹ của quốc gia đó. Nằm trong dòng chảy của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Châu Á, dù rằng các tác phẩm tượng Phật Việt không qui mô hay có kích thước thật đồ sộ, nhưng với những di sản mà cha ông ta đã sáng tạo nên, ta hoàn toàn có quyền tự hào.
Ai trong số chúng ta đều nghe đâu đó có những nguồn gốc hay lịch sử về Đức Phật, tuy nhiên khó ai có thể biết đến một cách chính xác. Có huyền thoại được ghi nhận lại rằng: Một lần khi tôn giả Anan muốn biết rằng việc dựng tịnh xá bảo tháp để tưởng nhớ ngài như là một cách bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật. Lời khuyên này hoàn toàn phù hợp với phong tục của Ấn Độ lúc đó, phong tục tạo dựng lại hình tượng theo nhiều chất liệu khác nhau để cất giữ những di cốt của chư thánh nhân. Những di hài được cất giữ để tưởng nhớ, bày tỏ sự tôn thờ đối với bậc thần thánh. Đức Phật cho phép điều này sau khi Ngài nhập diệt.
Một thuở nọ, Thế Tôn trú trên cung trời thuyết bài pháp Luận tạng Abhidharma (Vi diệu Pháp). Trong khi Ngài vắng mặt, dân chúng đến Tịnh xá để chiêm bái Ngài nhưng họ rất là buồn bã bởi vì họ không thể nhìn thấy Đức Phật. Họ bắt đầu phàn nàn.
Tôn giả Xá Lợi Phất, vị đệ tử thượng thủ của Đức Phật, đến diện kiến ngài và tường thuật lại sự việc trên cho Đức Phật. Thế Tôn khuyên Tôn giả nên tìm một người có thể tạo ra một hình tượng giống như Ngài, thì lúc đó dân chúng sẽ rất vui mừng phấn khởi khi nhìn thấy hình ảnh của Ngài. Tôn giả Xá Lợi Phất trở về và đến diện kiến nhà vua và yêu cầu nhà vua ban cho ân huệ để tìm ra một người có thể tạo ra một bản sao hình ảnh của Đức Phật. Ít lâu sau khi nghệ nhân được tìm ra, anh ta chạm một tượng bằng gỗ đàn hương. Sau khi tượng đuợc đặt trong tịnh xá, dân chúng rất là vui mừng hớn hở. Và từ đó về sau, theo ngài Pháp Hiển, dân chúng bắt đầu bắt chước mô hình này để tạo ra tượng Phật.
Nhưng mãi cho đến gần 500 năm sau khi Ngài nhập diệt, chúng ta khó mà tìm ra những bằng chứng để chứng minh cho việc tồn tại của tượng Phật ở Ấn Độ. Vào thời gian đó, những người mộ đạo thường bày tỏ sự tôn kính của họ đối với Đức Phật bằng cách thờ một hoa sen hay chỉ là một bức tranh có vẽ hình đôi chân của Ngài. Dường như ngay từ lúc đầu một vài Phật tử cũng không được ân huệ để tạo ra tượng Phật bởi lẽ rất có thể rằng những đặc trưng nổi bật của Ngài có thể bị bóp méo đi.
Kể từ đó, dân chúng trên nhiều quốc gia khác nhau bắt đầu tạo dựng tượng Phật. Sự khác biệt giữa tượng Phật của quốc gia này với quốc gia khác là ở cách người ta chạm trổ, điêu khắc theo kiểu cách và sự gợi cảm mang tính nghệ thuật ở mỗi quốc gia riêng biệt. Ở những nước Phật giáo, kiểu cách tạo tượng Phật cũng được phát triển thành nhiều hình thức và phong cách khác nhau để cho phù hợp với những giai đoạn khác nhau của lịch sử đất nước.
3. Phật Thích Ca: dịch là Năng Nhơn, Mâu Ni, là Tịch Mặc.
Tượng Phật Thích Ca bằng Đá Non Nước là một trong những bức tượng phổ biến mà chúng ta hay bắt gặp khi đến tham quan tại Làng đá Non Nước Đà Nẵng.
Nét đặc trưng của tượng Phật Thích Ca là tóc có các cụm xoắn ốc, trang phục thường thấy là áo cà sa hoặc các loại áo choàng màu vàng hoặc nâu. Đức Phật Thích Ca được biết đến là người khai sáng ra đạo Phật, là một trong những tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn nhất Thế Giới.
Ngài thường được thờ ngay chính diện của không gian, ngự trên tòa sen với tư thế ngồi kiết già. Khuôn mặt luôn niềm nở, phúc hậu, tư thế khoan thai, thanh tịnh.
Ý nghĩa của Tượng Phật Thích Ca:
– Biểu tượng của sự thanh tịnh, cái đẹp trong tâm hồn.
– Đôi mắt đức Phật Thích Ca đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm. Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan, luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác tự ngộ.
– Trên đảnh đức Phật Thích Ca có cục thịt nổi cao gọi là nhục kế (cục thịt đỏ), để biểu thị cho trí tuệ tuyệt vời.
– Chung quanh tượng Phật có những tia hào quang sáng chiếu để tiêu biểu ánh sáng trí tuệ của Phật lúc nào cũng soi sáng thế gian.
– Nguyên liệu: Đá Cẩm thạch (trắng, vàng , xanh, trắng xanh, đỏ, đen), Đá Vân Gỗ, Đá Ngọc Hoàng Long, Đá Ngọc Xanh, Đá Xanh Ấn Độ… hoàn toàn tự nhiên và nguyên khối.
– Quy trình làm tượng:
Bước 1: Lựa chọn Khối đá đẹp , không rạn nứt, hư hỏng, màu sắc tự nhiên, ít vân đá.
Bước 2: Tiến hành cắt khối đá theo kích thước phù hợp.
Bước 3: Vẽ sơ các đường nét cơ bản, tiến hành tạc phôi, hình khối ban đầu
Bước 4: Điêu khắc tạo dáng các chi tiết nhỏ: Mắt, chân, tay,…
Bước 5: Tiến hành mài, đánh bóng và sơn lớp phủ bảo vệ lên tượng để tượng không bị hư hỏng, sử dụng lâu dàu, màu sắc tự nhiên.
Bước 6: Tiến hành đóng kết, vận chuyển đến tận nơi cho Khách hàng
. Tại sao nên chọn Tượng Phật bằng đá tự nhiên, nguyên khối
Tượng Phật làm bằng đá tự nhiên được ưa chuộng bởi vì sản phẩm phong thủy làm bằng đá bao giờ cũng có nguồn năng lượng cao nhất. Đá tự nhiên giúp tỏa nguồn năng lượng tuyệt vời, hơn nữa còn có tác dụng lưu thông khí huyết, khai thông huyệt đạo, mang tới cho gia chủ sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.
Đá tự nhiên vốn không chỉ dùng để làm vật trang trí, chúng còn ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và tâm linh của con người. Đá tự nhiên được hình thành hàng trăm thậm chí là hàng nghìn, hàng triệu năm từ sâu trong lòng đất, trải qua nhiều điều kiện địa chất phức tạp và lâu dài nên hấp thu được tinh hoa của trời đất, mang trong mình nguồn năng lượng và linh tính rất cao cũng như mang một sức mạnh kỳ diệu về thế giới tâm linh.
. Những điều cần lưu ý khi gia chủ muốn thờ Tượng Phật Đá tại gia:
– Không nên thờ quá nhiều tượng Phật trong nhà, số tượng Phật nên là số lẻ, nhiều nhất là ba vị (Tam thế Phật).
– Khi thờ Tam thế Phật nên thờ đồng cấp bậc, không nên để trên để dưới, tượng lớn tượng nhỏ.
– Không được để dị vật lên bàn thờ Phật.
– Nên để tượng Phật ở nơi thoáng mát, sạch sẽ để thể hiện sự tôn kính với Đức Phật.
– Không đặt tượng Phật ở những hướng về phía khu vực thiếu trang nghiêm như nhà tắm, nhà bếp, phòng vệ sinh,…
– Không nên đặt giường ngủ phía sau bàn thờ Phật vì ngủ sẽ không an giấc và còn hay gặp mộng mị
Be the first to review “Tượng Phật Thích Ca Đá Non Nước”