1. Phật thích ca mâu ni là ai?
Ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 TCN, thái tử Tất Đạt Đa ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, Vương Quốc Ca Tỳ La Vệ, nay là Nepal. Nhiều thánh giả, đạo sư đã đến xem tướng và cầu phúc cho thái tử. Trong đó có một vị đạo sư tên A Tư Đà đến từ Hy Mã Lạp Sơn. Khi nhìn mặt của thái tử ông đã bật khóc và nói rằng: “Thái tử có đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp sau này chắc chắn sẽ trở thành một bậc chánh đẳng, chánh giác. Tôi khóc vì tới lúc đó tôi đã chết không còn có cơ hội được nghe pháp của Ngài”.
Với sự thông minh, tài trí và sức mạnh phi thường của mình ngài được nhiều người ngưỡng mộ và yêu quý. Năm 16 tuổi, vào một cuộc thi tuyển chọn phò mã, ngài đã nâng chiếc cung nặng, trước giờ chưa ai nâng nổi bắn xuyên 7 lớp bia đồng và giành chiến thắng lấy được công chúa Da Du Đà La.
Vào một lần đi dạo ở cửa thành, ngài nhìn thấy 4 hình ảnh: một người già yếu, một người bệnh tật, một xác chết và một vị tu sĩ. Ngài nhận ra, con người đều không thể thoát khỏi bệnh tật và cái chết, dù là ai đi chăng nữa, ngài thấy trân quý hình ảnh tự tại và an nhiên của vị tu sĩ. Khi quay về cung, ngài nhìn thấy sự ô uế của con người qua hình ảnh say sưa, thân thể lõa lồ của các cung nữ. Trải qua nhiều sự việc, ngài quyết định tạm biệt người vợ và đứa con thơ lên đường tìm giải thoát.
Ngài cưỡi ngựa và cùng với nô bộc của mình đến bên bờ sông Anoma. Tại đây ngài cắt tóc, trao lại ngựa, trang sức và quần áo, bảo nô bộc trở về, rồi tự mình ra đi. Ngài đến khu rừng để tự ép xác sau khi thọ giáo 2 vị thầy Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Sau 6 năm tu hành ép xác cùng 5 anh em Kiều Trần Như, sau khi nghe tiếng đàn của đấng Phạm Thiên Indra ngài nhận ra sự tu hành không nhất thiết phải ép xác, từ đây ngài hướng theo con đường trung dung – Trung Đạo. Cũng vì vậy mà khiến cho 5 anh em Kiều Trần Như thất vọng ra đi, tiếp tục con đường ép xác tu hành.
Sau thời gian thọ thực xong, ngài đặt chiếc bát xuống dòng sông Ni Liên, nhận được bó cỏ Kusa – một loại cỏ thơm do anh nông dân cúng dường. Ngài đến dưới gốc cây Bồ Đề, dùng bó cỏ thơm đó lót vào tọa thiền rồi phát nguyện: “Nếu không đạt thành đạo quả, ta quyết không đứng dậy và rời khỏi chỗ này.
Trong lúc ngài ngồi thiền, bất chợt một cơn mưa trái mùa rất lớn đổ xuống. Lúc đấy, thần rắn Naga nhìn thấy liền bò ra khỏi hang, dùng thân mình để che mưa cho ngài. Tại đây, ngài đã nhìn thấy được những kiếp trước của mình, của chúng sanh, cũng như sự hình thành và hủy diệt của nhiều thế giới.
2. Hình dáng của Tượng Phật Thích Ca
Hình dáng của tượng Phật Thích Ca thường được thấy là tóc búi to hoặc các cụm xoắn ốc. Mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ, không có chữ “Vạn” nếu áo hở ngực. Phật tọa vì trên tòa sen, trên đầu có nhục kế, mắt mở ba phần tư.
Hai tay tượng Phật Thích Ca xếp ngay ngắn để giữa hai đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng… Ngoài ra, tay tượng Phật có thể cầm chiếc bát màu đen hoặc xanh đen.
3. Ý nghĩa của tượng Phật Thích Ca
Ông bà ta thường nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, cảm nhận của mỗi người về việc tượng Phật mang lại đều khác nhau. Phật Thích Ca giúp con người thoát khỏi những lo lắng, buồn phiền trong cuộc sống. Hình ảnh tượng Phật Thích Ca tọa trên đài xen thể hiện sự thanh tịnh, bình yên.
Đôi mắt của Đức Phật mở ba phần tư tĩnh lặng nhìn xuống, biểu thị cho sự quan sát mọi việc ở nhân gian, ở trong nội tâm con người. Khi nhìn vào tượng Phật giúp ta giác ngộ ra được những chân lý sáng suốt trong cuộc sống.
Thờ tụng tượng Phật Thích Ca với mong muốn gia đình luôn gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, bình an và giải hóa những điều xấu. Không chỉ vậy, thờ tụng Phật còn giúp gia đình luôn suy nghĩ hướng thiện, luôn làm việc tốt, giúp ích cho cuộc sống.
4. Hướng dẫn cách thỉnh tượng Phật Thích Ca về nhà
Thỉnh tượng Phật về nhà thờ cúng không phải là việc làm ngẫu hứng, tùy tiện, tất cả xuất phát từ lòng chân thành và sự kính trọng trong mỗi chúng ta. Vì thế mà cách thỉnh tượng Phật Thích Ca về nhà cũng phải chú trọng đến từng chi tiết, không để làm mất sự thành kính đối với Phật.
Sau khi thỉnh tượng Phật Thích Ca, gia chủ nên để các sư thầy làm phép, tụng kinh, làm lễ khai quang điểm nhãn tại Chùa. Chọn được ngày tốt làm lễ an vị, thỉnh tượng Phật về nhà để lên bàn thờ, mời thầy về cùng và nên ăn chay trong ngày đó. Bàn thờ Phật phải được đặt ở nơi cao, trang nghiêm và yên tĩnh nhất trong nhà để tiện việc tụng niệm. Trên bàn thờ cần trang bị bát hương, lọ hoa, chén nước, dĩa đựng trái cây, chuông…
5. Vị trí đặt tượng Phật Thích Ca
Cần đặt tượng Phật Thích Ca ở vị trí phù hợp để thể hiện sự tôn trọng cũng như là phát huy công dụng cảm hóa an lạc cho toàn ngôi nhà. Thậm chí, có nhiều gia chủ còn mời thầy phong thủy hoặc pháp sư về tìm vị trí tốt để đặt tượng.
Bàn thờ Phật nên đặt ở vị trí giữa nhà, lưng áp vào tường, phía sau không có lỗ hỏng hay khoảng trống. Theo phong thủy thì đặt Đức Phật nhìn về hướng Đông, hướng mặt trời mọc để tâm luôn được soi sáng, giác ngộ đúng lúc, tránh xa các cám dỗ.
Nếu nhà bạn không gian rộng rãi thì nên đặt tượng Phật Thích Ca ở phòng thờ riêng biệt, còn không có thể đặt bàn thờ Phật ở phía trên, cao hơn so với bàn thờ gia tiên. Nhất định không được đặt chung bát hương, dĩa trái cây,…
Đặt tượng Phật ở khu vực có đầy đủ ánh sáng, yên tĩnh. Tránh gần khu vực phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm, cầu thang hoặc lối đi lại. Hạn chế tốt nhất những điều này để không phải phạm điều bất kính với Phật. Thường xuyên thờ cúng, lau chùi để tỏa lòng thành và sự tôn trọng dành cho Đức Phật Thích Ca.
6. Những lưu ý khi lập bàn thờ Phật Thích Ca tại gia
Những lưu ý khi lập bàn thờ Phật Thích Ca tại gia
– Cần phải nắm rõ các nguyên tác thỉnh tượng Phật Thích Ca về nhà để không phạm phải đại kị hoặc bất kính. Khi đi thỉnh tượng Phật phải nên đi thẳng về nhà, đặt lên bàn thờ, không được ghé bất cứ chỗ nào khác.
– Vị trí đặt bàn thờ nên hướng ra cửa chính giúp siêu độ và ngăn trừ vận hạn xấu. Tránh các góc khuất, dễ gây ô uế, thiếu tôn trọng Phật Thích Ca.
– Phật Thích Ca thuộc đạo luân hồi không nên đặt chung với các vị Thần, Thánh khác như Thổ Công, Thần Tài, Quan Công, Bà chúa xứ, Mẹ sanh mẹ độ,… đây là điều cấm kỵ trong nhà Phật.
– Trái cây cúng phải đựng ở dĩa riêng biệt không cúng cùng bàn thờ gia tiên. Trái cây phải sử dụng loại mới mua, không sử dụng lại những quả đã để trong tủ lạnh hoặc tủ nhựa lâu ngày, hư hỏng, héo lá.
– Không nên cúng giấy tiền vàng bạc, vàng mã, cục vàng, cóc tài lộc ở bàn thờ Phật Thích Ca. Thứ nhất là do Phật không cần đến những thứ này và không phải thỉnh về để cầu tài lộc, thứ hai là thiếu vẻ trang nghiêm cho bà thờ Phật.
– Nếu tượng Phật bị vỡ không được tự ý vứt hoặc ném đi vì như vậy là mạo phạm thần linh. Chờ đến ngày mùng 1 hoặc 15 rồi mang tượng ra ánh nắng để đốt tiễn Phật quy vị.
Be the first to review “Tượng Phật Thích Ca Ấn Độ”