Mỗi vị trong bộ tượng 18 vị La Hán mang hình dáng và những tư thế đặc trưng khác nhau. Dưới bàn tay lành nghề của các nghệ nhân tại cơ sở tượng đá Đà Nẵng Minh Quân, các vị La Hán được thể hiện một cách đầy sống động và chân thật.
Thập bát La Hán là 18 vị đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Các Ngài đạt chính quả A La Hán là chính quả tu hành cao nhất của đạo Phật, hoàn toàn thoát khỏi cõi luân hồi. Trong các chùa thờ tự, bên cạnh các vị Phật không thể thiếu hình tượng 18 vị La Hán. Thông thường, chất liệu được lựa chọn để tạc tượng La Hán là chất liệu đá bởi tượng các ngài thường đặt giữa không gian trời đất, chỉ có chất liệu đá mới có được độ bền bỉ hứng chịu nắng mưa.
Việc viên thành chánh quả của các vị La Hán là tấm gương sáng để người đời noi theo. Một lòng tu tập, hành thiện theo chánh pháp của Phật thì bất kỳ ai cũng có thể thành Phật.
Ý nghĩa của 18 vị La Hán
1.Tôn giả Bạt La Đọa – Đây là vị La Hán cưỡi hươu nên còn được gọi là Tọa Lộc La Hán.
2. Tôn giả Già Phạt Tha – Ông là một nhà biện luận luôn vui cười nên còn được gọi là Hỉ Khánh La Hán.
3. Tôn giả Nặc Già Bạt Lý Đà – Ông là vị La Hán giữ bát hóa duyên nên có tên gọi Cử Bát La Hán
4. Tôn giả Tô Tần Đà – Ông luôn mang bên mình bảo tháp để tưởng niệm Phật nên người đời còn gọi ông là Thác Tháp La Hán.
5. Tôn giả Nặc Cự La – Còn có tên là Đại lực La Hán hoặc Tĩnh Tọa La Hán bởi ông trước đây là một võ sĩ. Để ông tĩnh tâm, sư phụ thường khuyên ông ngồi thiền tĩnh tọa.
6. Tôn giả Bạt Đà La –Ngài là vị hiền giả không ngại khó khăn vượt sông, vượt biển, vô ngã vô thường để truyền bá đạo Phật khắp nơi. Ông còn được gọi là Quá Giang La Hán.
7. Tôn giả Già Lực Già – Ông xuất thân là người thuần phục voi nên có tên gọi là Kỵ Tượng La Hán.
8. Tôn giả Phật Đà La – Tương truyền ông là một thợ săn sau đó từ bỏ sát sinh để tu hành và chứng quả La Hán. Có con sư tử cảm kích đi theo ông nên ông còn được gọi là Tiếu Sư La Hán
9. Tôn giả Tuất Bác Già – Với ông, trong tâm chỉ có Phật, không cần vương vị. Người đời cảm phục gọi ông là Khai Tâm La Hán.
10. Tôn giả Bạn Nặc Già – Mỗi lần ngồi tĩnh tọa xong vị Phật này lại vươn vai duỗi người nên có tục gọi là Thám Thủ La Hán.
11. Tôn giả La Hầu La – Ông là con của Phật Thích Ca, theo cha tu hành đắc đạo. Ông có tên gọi Trầm Tư La Hán.
12. Tôn giả Na Già Tê – Ông là vị có nhĩ căn thanh tịnh nhất nên có tên gọi Oạt Nhĩ La Hán.
13. Tôn giả Nhân Già Đà – Đây là vị La Hán bên thân người luôn có một chiếc túi nên được gọi là Bố Đại La Hán.
14. Tôn giả Phạt Na Ba Tư – Trong thời gian xuất gia tu hành, ông thường đứng dưới cây chuối nên có tên gọi Ba Tiêu La Hán.
15. Tôn giả A Thị Đa – Đặc trưng của ông có hàng lông mày trắng, dài rủ xuống hai bên mặt. Là bậc chân tu, thế nhân gọi ông là Trường Mi La Hán.
16. Tôn giả Hán Đồ Bạn Trá Già – Mỗi lần đi hóa duyên ông thường dung cây gậy tịch trượng để rung trước cửa nhà gia chủ vậy nên có tên là Khán Môn La Hán.
17. Tôn giả Vi Khánh Hữu – Tương truyền câu chuyện vị La Hán này đã hàng phục Long Vương, thu hồi lại kinh Phật bị cướp nên ông được gọi là Hàng Long La Hán.
18. Tôn giả Vi Tân Đầu Lô – Ông còn có tên gọi Phục Hổ La Hán bởi thường đem phần cơm của mình cho hổ ăn từ đó dùng tâm thiện mà thu phục hổ dữ.
Xưởng tạc tượng đá 18 vị La Hán đẹp đúng nguyên bản
Mỗi vị La Hán có một đặc trưng riêng. Để tạc được bức tượng La Hán đẹp và đúng theo ý nghĩa của từng vị, người tạc tượng luôn cần tìm hiểu kỹ về đặc trưng của từng Ngài.
Cơ sở sản xuất đá nghệ thuật Minh Quân tạo nên những bức tượng với đúng tạo hình trong truyền thuyết mang đến sự sinh động, chân thật mà vẫn rất uy nghiêm.
Với chất đá Non Nước nguyên khối, tượng 18 vị La Hán đá có màu sắc tự nhiên tuyệt đẹp. Dù đặt nơi vườn chùa không có mái che, tượng Phật vẫn bền bỉ trường tồn theo thời gian.
Tượng đá Đà Nẵng Minh Quân đáp ứng mọi tiêu chí về kích thước, kiểu mẫu mà khách đặt tượng yêu cầu. Tùy từng không gian mà chúng tôi có những góp ý để khách chọn được mẫu có kích thước tương xứng hoàn hảo nhất.
Cơ sở tượng đá mỹ nghệ Đà Nẵng Minh Quân hỗ trợ vận chuyển và lắp đặt tận nơi cho quý khách hàng giúp người đặt mua tượng 18 vị La Hán không quá lo lắng về số lượng tượng quá lớn.
TƯỢNG ĐÁ 18 VỊ LA HÁN
Thập bát La hán là danh xưng được dùng trong các giai thoại về các vị A-la-hán trong Phật giáo Đại thừa. Hình tượng 18 vị La hán là một chủ đề phổ biến trong Nghệ thuật Phật giáo, ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc và Việt Nam. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.Tất cả họ đều là đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Tôn giả Nặc Cự La Ngài là vị La Hán thứ năm, Ngài thường cùng 800 vị A-la-hán trụ ở Nam Thiệm Bộ Châu. Ông vốn là một võ sĩ. Sau khi xuất gia, vì muốn giúp ông bỏ cái tính lỗ mãng nên đã bắt ông ngồi tĩnh tõa. Khi ông ngồi tĩnh tọa, liền thể hiện ra thể trạng đại lực sĩ, vì thế nên ông được gọi là Tĩnh Tọa La Hán.
1. Chọn và xử lý đá.
– Đá tự nhiên có độ cứng trung bình, có thể dùng đục và búa, có khả năng làm màu nhân tạo (nhưng thông thường người chơi hay thích để màu tự nhiên của đá), màu sắc đá phong phú từ trắng, hồng, đến vàng đôi khi có màu xanh như cẩm thạch.
– Từ 1 khối đá nguyên khối, người thợ điêu khắc tiến hành xẻ đá thành những khối nhỏ, tùy vào mục đích sử dụng và mặt cắt của đá mà xẻ cho phù hợp.
2. Tạo hình cho đá.
– Quá trình ra phôi được thực hiện bài bản, như: tìm mặt phẳng để tạo chân đế, xác định điểm chuẩn tạo hình. Khi xác định được mặt phẳng và các điểm, thợ đá tiến hành vẽ phác thảo trên giấy, sau đó vẽ lên mặt đá hoặc in trực tiếp lên tảng đá. Với những sản phẩm khó, có giá trị nghệ thuật cao, người thợ phải vẽ phác thảo và làm phôi bằng đất sét trước, khi đạt yêu cầu họ mới làm chính thức. Theo bản vẽ phác thảo, người thợ tiến hành đục phôi, tạo hình sản phẩm.
Khi phôi hoàn thành, người thợ sẽ làm các chi tiết để hoàn thiện sản phẩm, như: chạm hình nét, trang trí hoa văn, mài, đánh bóng sản phẩm. Với người thợ, ở công đoạn này, việc quan trọng nhất là chạm hình nét và trang trí. Công đoạn thực hiện chi tiết thể hiện kỹ thuật chạm khắc đá và đôi tay vàng của người thợ. Ngoài quy trình chung cho tất cả các sản phẩm, thì mỗi loại sản phẩm lại có yêu cầu kỹ thuật cụ thể.
– Các khối đá được chạm khắc (tạo họa tiết bề mặt) hay trỗ (tạo họa tiết có độ sâu và xuyên qua bề mặt). Đôi khi người thợ điêu khắc còn áp dụng kĩ thuật khảm vỏ trứng, khảm đồng, khảm trai hay vỏ ốc vào bề mặt đá. Tùy vào mục đích sản xuất mà khối đá đá có nhiều dạng: dạng nguyên khối, dạng ghép mảnh.
-Đối với các sản phẩm như tượng đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, tỉ mỉ trong việc tạo hình bức tượng. Tượng đẹp hay xấu phụ thuộc vào quá trình này rất nhiều.
– Làm sạch khối đá bằng nước khi vừa được gia công sau đó đưa vào đánh nhám cho bóng cho mềm mại.Việc làm sạch bằng nước này nhằm loại bỏ các chi tiết thừa, lộ rõ các họa tiết bề mặt và làm sạch sản phẩm để chuẩn bị cho giai đoạn nhuộm màu, làm bóng.
Be the first to review “Tượng 18 vị La Hán Đá Non Nước”