Tượng Phật Thích Ca Bổn Sư vốn chỉ được thờ phụng trong chùa chiền nhưng ngày nay đã dần dần đi vào đời sống. Để người người nhà nhà đều thỉnh về thờ phụng tại nhà, thậm chí còn làm thành tượng nhỏ để đeo theo bên mình. Thích Ca Bổn Sư là người sáng lập ra đạo Phật vì vậy mà người cũng cực kỳ linh thiêng và phù hộ tốt nhất cho mọi người. Bạn đã biểu rõ về lịch sử, ý nghĩa tượng Phật Thích ca Bổn Sư chưa? Tìm hiểu ngay cùng Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Huỳnh Trung để có thể an tâm thờ cúng nhé!
Phật Thích Ca Bổn Sư là ai?
Phật Thích Ca Bổn Sư còn có tên gọi là Phật Thích Ca Bổn Sư Mâu Ni. Bởi vì Đức Phật Thích Ca có tên gốc là Kiều Đạt Ma. Tất Đạt Đa. Người đời tôn ngài là Thích Ca Mâu Ni trong đó Thích Ca là bộ tộ của ngài. Ngoài ra, trong tiếng Phật Thích Ca còn có nghĩa là văn võ song toàn. Mâu ni là cách gọi tôn kính của người Ấn Độ cổ đại với các Thánh Nhân. Chỉ người cạo đầu xuất gia đã tu hành thành công.
Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo thì được các đệ tử xưng là Phật, Thế Tôn, Phật Đà. Phật Thích Ca Mâu Ni là người đã sáng tạo ra đạo Phật, là người dẵn dắt tất cả chúng sinh đi vào con đường tu hành. Vì vậy mà người còn được gọi là Bổn Sư.
Chính vì vậy mà có tên gọi Phật Thích Ca Bổn Sư.
Cuộc đời của Phật Thích Ca Bổn Sư
Phật Thích Ca Bổn Sư đã được xác nhận là có thật trong lịch sử. Xuất thân của ngài là Thái Tử Tất Đạt Đa con của Vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mây. Dòng dõi hoàng tộc thuộc họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca.
Theo Phật Giáo Nam Tông người được sinh ra vào ngày 15/4 âm lịch năm 624 TCN. Còn theo Phật Giáo Bắc Tông thì người được sinh ra vào ngày 8/4 âm lịch năm 625 TCN tại vườn Lâm Tì Ni. Lúc sinh ra ngài một tay chỉ trời 1 tay chỉ đất như dự báo trước sứ mệnh của mình
Khi trường thành, Phật Thích Ca kết hôn cùng một người phụ nữ là Da Du Đà La và có một người con tên gọi là La Hầu La. Khi nhìn thấy cảnh khổ đau của con người, người già, bệnh tật phải qua đời. Và nhìn thấy vẻ ung dung thanh thản của 1 vị tu sĩ. Thái Tử Tất Đạt Đa đã phát tâm rời khỏi hoàng cung và đi tu học.
Đến năm 29 tuổi ngài đã từ bỏ hoàng cung và đi tìm con đường giải thoát chúng sinh. Ngài đã dành 6 năm khổ hạnh trong rừng sâu, sau đó lại chọn phương pháp trung đạo để tu và đắc đạo.
Liên tục 45 năm ngài đi khắp mọi miền Ấn Độ để truyền bá con đường thoát khỏi đau khổ cho mọi tầng lớp. Từ vua chúa đến tầng lớp bần cùng, trộm cướp cũng đều bị thu hút. Ngài giúp họ hướng thiện và tìm lại chính mình, cố gắng để được nhập niết bàn.
Trong chùa chiền hoặc tại các gia đình thì hình dáng tượng Phật Thích Ca Bổn Sư thống nhất một dạng. Thường là Phật mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu. Những nếp gấp mượt mà trên áo càng tăng thêm phần linh thiêng cho tượng.
Tóc tượng Phật thường là túi bó hoặc các cụm xoắn ốc đặc trưng của các vị tu sĩ Ấn Độ. Khuôn mặt người ánh lên sự từ bi nhưng cũng không khỏi nghiêm trang khiến người đối diện nhìn thấy phải phục tùng. Ngài thường được làm bằng hình tượng đang ngồi trên tòa sen hoặc đứng, nằm. Đôi mắt luôn hé mở ba phần tư và luôn thể hiện sự đăm chiêu
Tay tượng Phật tùy theo thế ngồi, đứng nằm mà có thể xếp ngay ngắn trên đùi. Hai tay bắt ấn thiền, ấn chưởng pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng.
Trong những nơi thờ cúng trong nhà, chùa chiền thì nơi thờ tượng Phật Thích Ca Bổn Sư luôn có những ánh hào quang chiếu ra. Thể hiện sự sáng suốt luôn soi mọi vật, mọi điều trên thế gian. Đồng thời cũng làm cho tượng Phật trở nên thật linh thiêng.
Be the first to review “Tượng Bổn Sư Thích Ca Ban Phước”