Tượng Phật Niết Bàn
Chất liệu : Đá cẩm thạch trắng xanh
Kích thước : Dài 5 mét
Ý Nghĩa của Niết Bàn trong Đạo Phật
Đạo Phật phân Niết Bàn thành 2 loại là hữu dư Niết Bàn và Vô Dư Niết Bàn. Không chỉ trong đạo Phật mà ở các đạo khác, khái niệm Niết Bàn vẫn tồn tại, tuy nhiên sẽ ở nhiều cách biểu thị khác nhau:
Hữu Dư Niết Bàn :
ta có thể hiểu đây là trạng thái Niết Bàn tương đối. Tức là khi vẫn còn ở thể xác này, nhưng thân tâm đã thoát ra khỏi vòng luân hồi. Tức là người đó đã tận diệt được 3 loại độc tố là tham – sân – si. Hữu Dư Niết Bàn thường rất khó để phân định. Chỉ có những người thực sự giác ngộ mới đạt được chân lý này. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau quá trình thiền định dưới gốc cây bồ đề đã đạt cảnh giới Hữu Dư Niết Bàn năm 35 tuổi.
Vô Dư Niết Bàn:
trường hợp này chúng ta thường được nghe đến nhiều hơn. Hay người ta thường gọi tắt là nhập diệt, nhập niết bàn. Vô Dư Niết Bàn chỉ trạng thái tận diệt của tham – sân – hận, những dục vọng, gánh nặng, lo âu đều bị tiêu biến hết sạch. Để đạt được Vô Dư Niết Bàn thì tước hết phải chứng được La Hán sau đó các phiền não, dục vọng được diệt sạch. Tiếp theo là trạng thái thể xác đã chấm dứt hoàn toàn. Tức là thân tâm đã ở trang thái thanh tịnh tuyệt đối.
Trong đạo Phật quan niệm chỉ khi một chúng sanh đã được chứng La Hán và đạt cảnh giới Vô Dư Niết Bàn thì mới được coi là Niết Bàn.
Ý Nghĩa của Niết Bàn
Hàng năm vào ngày 15-2 âm lịch các Phật tử khắp nơi thường tổ chứng lễ Phật Nhập Niết Bàn để tưởng nhớ về Đức Phật, răn theo những lời Phật dạy và những công hạnh mà Đức Phật để lại cho đời sau.
Niết Bàn không phải là sự kết thúc của sinh mạng. Niết Bàn chính là điểm kết thúc cũng là khởi đầu mới. Kết thúc tham – sân – si và sinh – lão – bệnh -tử và khởi đầu chính là thoát khỏi lục đạo luân hồi. Đây chính là cảnh giới cao nhất mà hầu hết các chúng tăng đều hướng tới. Đó chính là được thác về cõi Phật có thọ mệnh dài lâu.
Đức Phật dạy rằng để tìm được Niết Bàn thì không cần phải tìm đâu xa, Niết Bàn không phải là thực thể mà chúng ta có thể nhìn thấy, chạm thấy hay nghe thấy. Nó chính là một khái niệm phi thời gian, phi không gian, và vô định. Niết Bàn có thể được tìm thấy trong thân tâm của mỗi người. Bản thân của mỗi người phải tự nhìn nhận và hiểu được quy luật vô thường, vô ngã, tự giác ngộ sẽ thấy được cảnh giới Niết Bàn.
Be the first to review “Tượng Phật Niết Bàn”